Ads

Xét tuyển Cao đẳng

Được tạo bởi Blogger.

Xét tuyển Cao đẳng

Liên thông

Circle Gallery

Shooting

Racing

News

Bottom

Nếu thi rớt, đừng buồn nhiều!
GS Ngô Bảo Châu giao lưu với học sinh các trường THPT tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định sáng 13/8

Nếu thi rớt, đừng buồn nhiều!


Nhà toán học người Việt đoạt giải Fields Ngô Bảo Châu không nói nhiều về thành công mà nhắc đến thất bại bởi đấy là bệ phóng để vươn tới. Quan trọng hơn, với khoa học, phải tin vào niềm đam mê của mình.
Sáng 13/8, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, GS Ngô Bảo Châu đã gặp gỡ, nói chuyện với gần 1.000 học sinh và giáo viên các trường THPT trong tỉnh Bình Định cùng các học sinh Việt Nam đoạt giải tại cuộc thi Olympic toán quốc tế và vật lý quốc tế 2013.

Thành công từ thất bại

Hội trường Quang Trung với sức chứa hơn 700 chỗ ngồi đã chật cứng ngay từ sáng sớm. Trần Thị Vân Anh, học sinh (HS) lớp 12A6 Trường Quốc học Quy Nhơn, cho biết: “Nhiều bạn khác tiếc lắm vì không được dự. Mỗi lớp, do chỗ ngồi có hạn, trường chỉ cho 7 HS được dự thôi”.

Mở đầu buổi nói chuyện, GS Ngô Bảo Châu không đề cập sự thành công của mình hay những nhà toán học lừng danh trên thế giới mà thay vào đó, ông nói đến sự thất bại. GS Châu kể về thất bại của các nhà toán học từ cổ đại đến đương đại cùng những nỗ lực bền bỉ của họ nhằm để lại cho nền toán học thế giới những thành tựu to lớn. Cuối cùng, ông kết luận: “Thất bại là mẹ thành công. Những thất bại ấy xuất phát từ sai lầm trong nhận thức ở một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, họ đã cố gắng, kiên trì và thành công; làm thay đổi nhận thức, mở ra một chân trời mới cho khoa học”.
Nếu thi rớt, đừng buồn nhiều! - 1
GS Ngô Bảo Châu giao lưu với học sinh các trường THPT tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định sáng 13/8

Khi Cao Quang Thịnh - HS lớp 12 toán, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - hỏi về những thất bại của chính GS Ngô Bảo Châu, nhà toán học đoạt giải thưởng Fields danh giá, mỉm cười: “Với tôi thì phải hơn 1 lần thất bại”.

Nhà toán học 41 tuổi này kể về kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia năm mình học lớp 11. Trong kỳ thi ấy, Ngô Bảo Châu đã chứng minh đề thi bị sai nhưng không được hội đồng thi chấp nhận và Châu bị… rớt. Đến năm 2003, Ngô Bảo Châu đã nảy ra ý tưởng xây dựng công trình “Bổ đề cơ bản cho đại số Lie” mà sau này giúp ông đoạt giải thưởng Fields. Tuy nhiên, khi trình bày ý tưởng và được thầy giáo của mình phản biện, ông lại rơi vào bế tắc. “Công trình của tôi như một bức tranh với nhiều mảnh ghép nhưng thiếu một mảnh thôi, tôi chưa tìm ra và tôi đã thất bại” - GS Châu tâm sự.

Ông miệt mài tìm “mảnh ghép” cuối cùng. Vào năm 2005, khi một giáo sư người nước ngoài tư vấn cho Ngô Bảo Châu con đường để tìm “mảnh ghép” cuối cùng, ông đã tìm ra và hoàn thành công trình năm 2007. “Vậy thì nếu thi rớt ở một cuộc thi nào đó, các em đừng buồn nhiều. Hãy dành tâm trí để tìm ra chỗ nào làm ta rớt” - nhà toán học chia sẻ.

Truyền lửa khoa học

Tại buổi gặp gỡ, dường như sự e ngại vốn có của những HS tỉnh Bình Định tan biến để nhường chỗ cho niềm đam mê được truyền cảm hứng từ GS Ngô Bảo Châu. Dù câu chuyện về nhà toán học hàng đầu Việt Nam này đã được nói nhiều nhưng những cánh tay từ bên dưới vẫn liên tục giơ lên xin xét tuyển được hỏi như muốn hiểu hết từng góc khuất của một con người vừa vĩ đại vừa bình dị kia.

Khi Nguyễn Phi Long, HS đến từ Trường THPT chuyên Sơn La, đoạt HCV Olympic Vật lý quốc tế 2013, đặt vấn đề về niềm đam mê hay định hướng học toán đối với GS Ngô Bảo Châu, ông không ngần ngại cho biết: Cả hai! Trung cấp y hà nội

“Khi còn học tiểu học, tôi không hề mê học toán, trong khi lại mê nhiều thứ như văn chương, nghệ thuật và nhất là đọc sách. Nói thật, ngày đó tôi thích đi học vì ở đó có nhiều bạn để chơi” - GS Châu cười rồi kể tiếp: “Đến cuối lớp 5, tôi vẫn cộng trừ, nhân chia không rành. Cha tôi - GS-TS Ngô Huy Cẩn, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Cơ học Việt Nam - cảm thấy con mình bất ổn nhưng ông không giỏi giáo dục phổ thông nên đã nhờ học trò “kèm” giúp. Không ngờ khi bị gò, tôi đâm ra yêu môn toán” - GS Châu kể.

“Có được đam mê đã khó, giữ được đam mê còn khó hơn” - quan điểm của Văn Dũng - HS lớp 10 toán, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - được GS Ngô Bảo Châu ghi nhận bằng lời khuyên hãy tự tin với niềm đam mê của mình. “Mỗi người có một bí quyết riêng để nuôi dưỡng niềm đam mê nhưng nhìn chung phải tin với niềm đam mê của mình. Nếu em tin niềm đam mê của mình là đúng thì em sẽ giữ được” - GS Châu khuyên. Tuyển sinh Trung cấp Y Hà Nội năm 2013

“Từ trước đến giờ, em không nghĩ GS Ngô Bảo Châu cũng trải qua những chuyện rất bình thường và đã gặp vô số thất bại như thế. Em như sáng ra nhiều điều từ cuộc nói chuyện của GS” - em Phùng Thị Mỹ Luông - lớp 10 toán, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - nhận xét về cuộc gặp gỡ.
- - - -

Sáng nay 8/8, Hội đồng điểm sàn của Bộ GD-ĐT đã họp và chính thức đưa ra mức điểm sàn tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Điểm sàn năm nay tương đương năm trưóc, riêng khối C giảm 0,5 điểm.

Theo đó, mức điểm sàn hệ đại học năm 2013 như sau:
Khối A: 13 điểm
Khối A1: 13 điểm
Khối B: 14 điểm
Khối C: 14 điểm
Khối D1: 13,5 điểm
Điểm sàn xét tuyển đối với hệ CĐ thấp hơn điểm sàn ĐH 3 điểm, tương ứng theo từng khối thi. Cụ thể như sau:
Khối A: 10 điểm
Khối A1: 10 điểm
Khối B: 11 điểm
Khối C: 11 điểm
Khối D1: 10 điểm
Mức điểm sàn trên đây áp dụng đối với học sinh phổ thông, khu vực 3. Đối với mỗi khu vực ưu tiên và đối tượng ưu tiên, điểm sàn cũng sẽ được áp dụng mức điểm ưu tiên theo qui định hiện hành.
Bằng điểm sàn, thí sinh có cơ hội xét tuyển vào nhiều trường ĐH,CĐ
Bằng điểm sàn, thí sinh có cơ hội xét tuyển vào nhiều trường ĐH,CĐ
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, điểm sàn không nhân hệ số và điểm trúng tuyển của các trường không được thấp hơn điểm sàn. Thí sinh nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi (hoặc trường không tổ chức thi, chỉ xét tuyển), nhưng có kết quả bằng hoặc lớn hơn điểm sàn cao đẳng đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0), được trường tổ chức thi cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi đại học, có đóng dấu đỏ của trường.
Thí sinh tham gia xét tuyển lưu ý, năm nay, quy chế thi ĐH, CĐ có một số thay đổi liên quan đến xét tuyển.
Thứ nhất, là thời gian xét tuyển sẽ kết thúc sớm hơn một tháng so với năm 2012, cụ thể, bắt đầu từ 20/8 và kết thúc ngày 30/10/2013. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, thời gian xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển.
Thứ 2, năm nay, thí sinh không trúng tuyển vào trường dự thi nhưng có kết quả thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm không) được nhận 3 giấy chứng nhận kết quả thi. Thí sinh sử dụng giấy này để ĐKXT vào các trường ĐH, CĐ hoặc TCCN. Các trường ĐH, CĐ sẽ không nhận giấy chứng nhận kết quả thi phô tô như năm trước. Tuy nhiên, thí sinh có thể dùng bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kết quả thi (nếu chưa trúng tuyển vào ĐH hoặc CĐ) để đăng ký xét tuyển vào các trường TCCN.
Thứ 3, Điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước. Đối với thí sinh dự thi liên thông theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, kết quả thi được sử dụng để xét tuyển theo chỉ tiêu đào tạo liên thông của trường. Nếu không trúng tuyển được xét tuyển vào học liên thông các trường khác cùng khối thi, trong vùng tuyển và đáp ứng được yêu cầu của trường cần tuyển.
Hồ sơ ĐKXT gồm Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi) và 1 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh. Lệ phí xét tuyển theo quy định của từng trường.

------------------------------------Theo Dân Trí ----------------------------------
Đào tạo nhân lực ngành y dược: Không thể buông lỏng chất lượng .
Đào tạo nhân lực ngành y dược: Không thể buông lỏng chất lượng .
Trước nhu cầu cấp bách về đào tạo nguồn nhân lực y tế, mùa tuyển sinh vừa qua, hàng loạt trường ĐH, CĐ đã được phép mở một số ngành thuộc khối y dược, trong đó có nhiều trường ngoài công lập. Bên cạnh kỳ vọng giải một phần bài toán nhân lực ở một số vùng trũng về y tế trong vài năm tới, điều này đang đặt ra nỗi lo lớn về chất lượng đầu ra.
Thấp đầu vào, chênh vênh đào tạo
Thống kê các đơn vị đào tạo cho ngành khoa học sức khỏe, ông Nguyễn Công Khẩn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế, cho biết: Việt Nam hiện có hơn 20 trường ĐH đào tạo nhân lực y tế với các chuyên ngành bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ... 35 trường CĐ y, dược đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, dược sĩ..., cùng 44 trường trung cấp và 16 viện, bệnh viện đào tạo sau ĐH. Hằng năm, số sinh viên y, dược đều tăng, năm 2011 tăng gấp 7 lần năm 2003 và gấp 2 lần năm 2007. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng thừa nhận: chất lượng đào tạo nhân lực y tế còn nhiều bất cập. Sinh viên, học sinh ngành y ra trường chưa có khả năng làm việc độc lập, chất lượng sản phẩm đào tạo các trường cũng khác nhau...
Trong bối cảnh đó, việc "bung nở" đào tạo y tế ở nhiều trường khiến người ta vừa mừng, vừa lo. Mà đáng quan ngại trước tiên là điểm chuẩn đầu vào quá thấp đối với một ngành học cần những năng lực và phẩm chất đặc biệt như ngành y. Chỉ tiêu ngành y, dược năm qua cũng tăng đột biến. Bên cạnh một số trường lấy điểm chuẩn rất cao như ĐH Y Hà Nội, ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh, ĐH QG Hà Nội, ĐH QG TP Hồ Chí Minh, ĐH Y dược Cần Thơ... ở một số trường ngoài công lập, thí sinh chỉ cần đạt điểm sàn hoặc trên mức sàn không đáng kể đã có thể theo học ngành y. Ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội khẳng định: Hơn bất cứ ngành nào, ngành khoa học sức khỏe cần chú trọng tuyển chọn đầu vào. Ngay trong một trường, các giảng viên đã có thể nhận thấy giữa các ngành với điểm đầu vào khác nhau, năng lực của sinh viên đã có sự chênh lệch rất rõ rệt. "Đầu vào là cái gốc, nếu không được coi trọng đúng mức hậu quả sẽ rất khó khắc phục bởi những hệ lụy tới sức khỏe và tính mạng của người dân", ông Nguyễn Hữu Tú khẳng định.
Liên quan tới những bất cập trong chương trình đào tạo, một chuyên gia y tế cho biết: Nếu như ở một số nước, để được hành nghề bác sĩ đa khoa, bác sĩ phải được đào tạo bởi một chương trình y khoa được kiểm định và công nhận bởi cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia, phải thi đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề. Còn để trở thành bác sĩ chuyên khoa, họ còn phải học thêm ít nhất 2 năm tại cơ sở đào tạo chuyên khoa. Còn ở Việt Nam, có một thực tế là: học sinh phổ thông thi đỗ ĐH vào trường y, sau 6 năm học, có bằng bác sĩ đa khoa là có thể hành nghề. Sinh viên mới ra trường làm việc ở một cơ quan y tế chỉ cần 18 tháng, theo quy định, là có thể thi và học chuyên khoa cấp I
.
Sẽ kiểm soát đầu ra ?
Những quan ngại về tuyển sinh và đào tạo ngành y đã đặt ra nhu cầu cấp bách về việc phải có một cơ chế kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Một chuyên gia đào tạo cho rằng, việc siết chặt đầu ra có thể đặt ra những vấn đề mang tính xã hội: sinh viên sau 6-9 năm học tập mà không đạt chuẩn để hành nghề thì sẽ ra sao? Nếu năng lực có hạn thì sinh viên có tiếp tục học thêm cũng không thể đạt chuẩn. Tuy nhiên, vẫn không thể vì thế mà buông lỏng chất lượng, bởi điều đó dẫn tới những hậu quả khó lường tới sức khỏe người dân. Để tránh lãng phí trong đào tạo và không ảnh hưởng đến chất lượng y tế lâu dài, then chốt vẫn là việc thu hút đầu vào có chất lượng cao.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần có sự quan tâm ở tầm vĩ mô cùng nhận thức của toàn xã hội để người giỏi muốn theo ngành y. Điều này nằm ngoài khả năng của các trường. Có trường ĐH lớn, để bảo đảm chất lượng đầu ra đã từ chối một số loại hình đào tạo nhất định bởi đầu vào quá thấp. Theo lãnh đạo trường, điều này không phải do trường lớn "chê" thí sinh, mà bởi họ không thể ôm đồm, phải tập trung năng lực cho nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Thế nhưng, có một thực tế là, những thí sinh này hoàn toàn có thể được tiếp nhận ở một cơ sở đào tạo khác, rồi cũng sẽ tốt nghiệp, thành bác sĩ và hành nghề.
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta đào tạo được 6.500 bác sĩ, 2.800 dược sĩ, 5.000 cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật y học, y tế công cộng và 5.100 cán bộ y tế có trình độ sau đại học. Tuy nhiên, ngành y tế tính toán, tới năm 2020, dù lượng sinh viên ra trường gấp hai lần hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực y tế. Khi "cầu" tăng, thì "cung" sẽ tăng và việc các trường "không hiểu gì lắm về ngành y" - như cách nói của PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức tham gia đào tạo cán bộ y tế là điều không tránh khỏi. Để giải quyết bài toán quy mô và chất lượng này, cần phải phân định rõ chất lượng đào tạo của các trường. Trong khi đó, tại các trường đào tạo y khoa hiện mới chỉ bắt đầu hình thành công tác kiểm soát chất lượng đào tạo và chưa có đơn vị kiểm định độc lập. Thời gian tới, ông Nguyễn Công Khẩn cho biết, Bộ Y tế sẽ thành lập đơn vị kiểm định, tổ chức kiểm định các chương trình giáo dục, hỗ trợ các trường để đạt được chuẩn, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp quốc gia, qua đó tiến hành xếp hạng các trường, những mong sinh viên Trường y ra trường xứng đáng là Thầy thuốc.
                                                                        Lê Minh (theo Sơ YTHN